Ra ở riêng, với nhiều cặp vợ chồng trẻ, đó là một bước chuyển quan trọng cho cuộc sống gia đình. Cuộc sống ở riêng đòi hỏi bạn phải tự xoay sở rất nhiều thứ. Bù lại, cả hai vợ chồng đều sẽ có được sự tự do, tự chủ cho các quyết định cuộc đời.
Hôm nay, Kiến Vàng HCM sẽ cùng bạn tìm hiểu chủ đề ra ở riêng. Để bắt đầu một cuộc sống mới, bạn cần chuẩn bị những gì và nên đối mặt với nó ra sao? Những thông tin dưới đây sẽ giúp chúng ta làm rõ vấn đề này.
Toàn cảnh bức tranh về ra ở riêng
Mục lục
- Vì sao ra ở riêng là lựa chọn phù hợp với những người đã lập gia đình?
- Con trai một có nên ra ở riêng không?
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Cách xin ra ở riêng mà không làm phiền lòng cha mẹ
- Chuẩn bị Kỹ Lưỡng
- Thảo Luận với Gia Đình
- Đề Xuất Kế Hoạch Cụ Thể
- Sẵn Sàng Nhận Phản Hồi và Thỏa Hiệp
- Khẳng Định Lại Mối Quan Hệ
- Ra ở riêng, tự do tự lo như thế nào?
- Những gì cần chuẩn bị khi ra ở riêng?
- Ngân sách
- Tâm lý
- Chuẩn bị cho việc chuyển đến nơi ở mới
- Nơi ở ra riêng nên chọn như thế nào?
- Bí quyết làm quen cuộc sống mới khi ra ở riêng
- Có con nhỏ có nên ra riêng không? Bé bao nhiêu tuổi thì ra riêng được?
- Khó khăn khi ra ở riêng như thế nào?
- Những câu hỏi thường gặp khi ra riêng
- Kết luận
Vì sao ra ở riêng là lựa chọn phù hợp với những người đã lập gia đình?
Ra ở riêng đang không chỉ là vấn đề của những cặp vợ chồng. Đây còn là xu hướng tất yếu của người trẻ hiện đại. Xu hướng này đã lan tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới và Việt Nam cũng đang dần bắt nhịp với điều đó.
Gia đình chính là môi trường, là ngôi trường đầu tiên của cuộc đời. Khi đã có gia đình, chúng ta lại có thêm một gia đình nhỏ của riêng mình. Ở gia đình đó, bạn thực sự là “nóc nhà”. Bạn phải có trách nhiệm với vợ chồng, con cái mình. Bạn cần sự tự quyết cho những vấn đề riêng của gia đình nhỏ.
Người Việt thường có thói quen sống “tứ đại đồng đường”. Theo thời gian, xu hướng này cũng đang dần thay đổi. Và việc ra ở riêng sẽ mang đến lợi ích cho cả 2 bên:
- Với con cái, ra ở riêng đồng nghĩa với việc vợ chồng trẻ tự tổ chức sắp xếp cuộc sống của mình. Chúng ta sẽ không phụ thuộc vào bố mẹ nữa mà hoàn toàn quyết định mọi vấn đề trong cuộc sống của mình. Bạn sẽ bước ra khỏi vùng an toàn, khỏi vỏ bọc cố hữu, có được cuộc sống mới hứng khởi hơn. Từ đó, cũng trở thành người trưởng thành và có trách nhiệm hơn.
- Với ba mẹ, có lẽ việc con ra riêng sẽ khiến ông bà “sốc” một thời gian. Điều này còn tùy thuộc vào tư duy của các bậc trưởng bối. Tuy nhiên, khi đã quen dần với điều đó, ông bà sẽ thực sự được “giải phóng”. Không cần suốt ngày dõi theo con, có thể thoát khỏi cảnh “trẻ chăm con, già chăm cháu”. Ông bà sẽ có nhiều thời gian dành cho bản thân, cho tuổi già. Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu cũng được cải thiện rất nhiều.
Ra riêng cũng có nhiều trường hợp. Có người tách hẳn ra, dọn đến một nơi khác sống. Cũng có nhiều gia đình vì nhiều lý do cá nhân mà có thể sống cùng nhà nhưng khác tầng. Con cái sẽ ăn uống riêng, nấu nướng riêng, có không gian sinh hoạt riêng.
Mỗi hình thức ở riêng đều có những ưu nhược điểm riêng. Khi ở chung nhà, ba mẹ vẫn có thể phụ giúp phần nào. Ví dụ đi chợ mua đồ ăn giúp, nhận hàng giúp, trông con giúp, hay trông nhà khi bạn đi du lịch. Còn tách riêng hoàn toàn thì sự tự do cũng lớn hơn và bạn cần phải chuẩn bị tâm ý trước khi ra ở riêng.
Khi đã lập gia đình thì nên ra ở riêng để chủ động hơn trong cuộc sống hôn nhân
Con trai một có nên ra ở riêng không?
Ưu điểm
- Không gian riêng tư: Ra ở riêng mang lại không gian riêng tư cho cả gia đình nhỏ, giúp tăng cường mối quan hệ vợ chồng và cơ hội nuôi dạy con cái theo cách của riêng mình.
- Tự lập: Việc sống độc lập khuyến khích sự tự lập và trách nhiệm trong việc quản lý tài chính và các vấn đề gia đình, phát triển kỹ năng sống cần thiết.
- Linh hoạt trong lối sống: Ra ở riêng cho phép bạn tự do lên kế hoạch cho các hoạt động gia đình, từ việc thiết lập thói quen hàng ngày đến việc quyết định cách trang trí và sử dụng không gian sống.
- Giảm xung đột: Có thể giảm thiểu các xung đột gia đình do sự khác biệt về thế hệ, quan điểm sống, hoặc thói quen sinh hoạt.
Nhược điểm
- Chi phí cao hơn: Ra ở riêng thường đòi hỏi chi phí cao hơn cho việc thuê hoặc mua nhà, cũng như các chi phí sinh hoạt khác.
- Khoảng cách với gia đình lớn: Việc sống xa có thể làm giảm sự gần gũi và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trong việc chăm sóc cha mẹ khi cần.
- Trách nhiệm với gia đình lớn: Đối với nhiều người, việc ra ở riêng đòi hỏi cân nhắc kỹ lưỡng về trách nhiệm đối với cha mẹ, đặc biệt nếu họ vẫn cần sự chăm sóc và hỗ trợ.
- Thách thức trong việc duy trì liên lạc: Sự liên lạc và thăm viếng có thể trở nên khó khăn hơn, đòi hỏi nỗ lực và kế hoạch hơn để duy trì mối quan hệ.
Nếu cha mẹ bạn có sức khỏe tốt và có thể tự lo cho bản thân, việc con trai một ra ở riêng có thể được xem xét như một lựa chọn hợp lý. Việc này không chỉ giúp phát triển sự độc lập cho gia đình nhỏ mà còn duy trì trách nhiệm với gia đình lớn mà không gây áp lực quá lớn. Quan trọng là phải có sự thảo luận và đồng thuận trong gia đình, cũng như lập kế hoạch cụ thể để đảm bảo rằng mọi mối quan hệ vẫn được duy trì ở mức tốt nhất có thể.
Cách xin ra ở riêng mà không làm phiền lòng cha mẹ
Để xin phép ra ở riêng từ gia đình, bạn cần một cách tiếp cận cân nhắc và chu đáo. Dưới đây là một số bước đơn giản để giúp bạn thực hiện việc này một cách trôi chảy và hiệu quả:
Chuẩn bị Kỹ Lưỡng
- Tự tin về tài chính: Trước tiên, hãy đảm bảo bạn có khả năng tài chính đủ để sống độc lập. Điều này bao gồm chi phí nhà ở, sinh hoạt, và dự phòng cho những rủi ro không lường trước được.
- Tìm hiểu nơi ở mới: Hãy tìm hiểu kỹ về nơi bạn dự định chuyển đến, từ vị trí, chi phí, đến môi trường sống xung quanh.
Thảo Luận với Gia Đình
- Chọn thời điểm thích hợp: Tìm một thời điểm mà cả nhà đều thoải mái và có thời gian để nói chuyện, không phải lúc ai đó đang bận rộn hay căng thẳng.
- Trình bày rõ ràng, lý do chính đáng: Giải thích tại sao bạn muốn ra ở riêng, có thể là vì công việc, sự tự lập, hoặc cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Thể hiện sự tôn trọng và lắng nghe: Bày tỏ sự tôn trọng đối với ý kiến của gia đình và sẵn sàng lắng nghe phản hồi từ họ.
Đề Xuất Kế Hoạch Cụ Thể
- Giới thiệu kế hoạch của bạn: Thể hiện bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tài chính và đã có kế hoạch rõ ràng về nơi ở mới cũng như cách thức quản lý cuộc sống hàng ngày.
- Kế hoạch giữ liên lạc: Đề xuất cách thức bạn sẽ giữ liên lạc với gia đình, như thường xuyên về thăm, gọi điện, hay video call.
Sẵn Sàng Nhận Phản Hồi và Thỏa Hiệp
- Mở lòng với phản hồi: Hãy sẵn sàng nhận những phản hồi từ gia đình và thảo luận để tìm ra giải pháp tốt nhất cho mọi người.
- Thỏa hiệp nếu cần: Có thể bạn sẽ cần linh hoạt điều chỉnh kế hoạch của mình dựa trên ý kiến của gia đình để đảm bảo mọi người đều thoải mái với quyết định.
Khẳng Định Lại Mối Quan Hệ
- Nhấn mạnh tình cảm gia đình: Dù ra ở riêng, bạn vẫn coi trọng và yêu thương gia đình. Hãy thể hiện rõ ràng rằng mục đích của bạn không phải là xa lánh mà là phát triển bản thân và vẫn luôn trân trọng mối quan hệ này.
Việc xin ra ở riêng cần được tiếp cận một cách tinh tế và chu đáo để đảm bảo mọi người trong gia đình hiểu và ủng hộ quyết định của bạn.
Ra ở riêng, tự do tự lo như thế nào?
Khi đã có gia đình, việc tách ra ở riêng là hoàn toàn chính đáng. Sẽ không có công thức chung cho tất cả. Tuy nhiên, một cuộc sống mới sẽ mở ra trước mắt bạn. Để có thể ở riêng thuận lợi, bạn cần hình dung được những vấn đề mình phải tự lo:
- Tự cân đối và quản lý tài chính của mình. Từ tiền nhà (nếu ở thuê), tiền chợ búa, tiền điện nước, tiền net, tiền truyền hình cáp… và các chi phí cho sinh hoạt cơ bản. Khi ở chung với bố mẹ, có thể bạn sẽ không để ý đến điều này. Nhưng khi dọn ra riêng, nếu không lưu ý đến các lịch thanh toán hóa đơn có thể sẽ khiến cuộc sống của bạn rắc rối. Bạn cần có ngân sách cố định mỗi tháng cho các khoản này.
- Tự thiết lập lịch sinh hoạt. Sẽ không còn ai kêu bạn dậy mỗi sáng, chuẩn bị đồ ăn sáng cho bạn. Ở chung với bố mẹ có thể bạn sẽ lười một chút. Nhưng khi ở riêng, bạn cần thiết lập cho mình lịch sinh hoạt và làm việc cụ thể nhất.
- Tự chuẩn bị đồ ăn, nước uống cho gia đình nhỏ của mình.
- Tự giặt đồ, phơi đồ, ủi đồ hay đổ rác. Tất cả các công việc cần thiết cho sinh hoạt cơ bản, cả 2 vợ chồng đều phải tự sắp xếp xử lý.
Chính vì những điều này, ở riêng tự do, nhưng cũng đồng nghĩa với việc tự lo. Cuộc sống mới sẽ không quá khó khăn với những người chỉn chu, gọn gàng và khoa học. Ngược lại, những ai quá phụ thuộc vào bố mẹ sẽ có thời gian đầu thích nghi khó khăn. Tuy nhiên lâu dần, bạn sẽ quen với điều đó và sẽ có cách tự tổ chức cuộc sống của mình một cách hài hòa nhất.
Đọc thêm: Quản lý thời gian và công việc nhà khi ra ở riêng
Rất nhiều việc cần phải tự lo sau khi ở riêng
Những gì cần chuẩn bị khi ra ở riêng?
Để chuẩn bị ra ở riêng không phải là vấn đề ngày 1 ngày 2. Có những cặp vợ chồng mới cưới đã có kế hoạch ra riêng. Ngược lại, cũng có nhiều gia đình nhỏ sống chung với bố mẹ nhiều năm trước khi tách ra. Để có thể bắt đầu cuộc sống mới theo cách dễ thở nhất, bạn cần chuẩn bị tốt những điều sau:
Ngân sách
Vấn đề kinh tế quyết định rất lớn đến hạnh phúc gia đình. Cuộc sống có đến hàng nghìn khoản phải chi tiêu và bạn sẽ không thể hạnh phúc với kiểu “một túp lều tranh hai quả tim vàng”. Vì vậy, nếu muốn ra riêng, bạn cần dự trù được các khoản ngân sách sau đây:
- Chi phí mua nhà hoặc thuê nhà
- Chi phí sắm đồ nội thất, gia dụng
- Chi phí chuyển nhà.
Bạn nên làm một thống kê về thu nhập, chi tiêu và tích lũy. Đảm bảo cân bằng được các khoản ngân sách này để khi dọn ra riêng không bị lúng túng nhé.
Tâm lý
Chuẩn bị tâm lý cho các thành viên trong gia đình rất quan trọng. Khi ra riêng, bạn cần phải chấp nhận bố mẹ sẽ buồn một khoảng thời gian. Nhưng đừng quá lo lắng, mọi điều rồi sẽ ổn thỏa. Hãy làm tư tưởng cho ông bà, đồng thời cũng nên thu xếp về thăm ông bà khi có thời gian.
Nếu bạn có con cái, cũng nên làm tư tưởng cho các bạn nhỏ. Trẻ nhỏ vốn quen môi trường nhà của ông bà từ bé đến lớn, hãy nói chuyện với con và giải thích cho bé về nơi ở mới. Bạn có thể cho bé xem hình ảnh nhà mới, hoặc dẫn bé trực tiếp đến xem nhà.
Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị tìm trường học cho con nếu địa điểm ra ở riêng xa nhà cũ. Điều này rất quan trọng để không làm gián đoạn quá trình học hành của bé. Đồng thời, cũng giúp bố mẹ chủ động hơn trong đưa đón con đi học mà không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc.
Chuẩn bị tâm lý cho ông bà và con cái trước khi ở riêng
Chuẩn bị cho việc chuyển đến nơi ở mới
Chuẩn bị đồ đạc khi chuyển đến nơi ở mới cũng rất quan trọng. Bạn nên thanh lý những đồ dùng nào không cần dùng đến. Vật dụng sinh hoạt, đồ nội thất nào có thể chuyển đến nhà mới được. Tùy vào từng hoàn cảnh ra riêng mà sẽ có các định đoạt phù hợp với đồ đạc. Trong trường hợp bạn chuyển đến thành phố khác lập nghiệp, dịch vụ chuyển nhà trọn gói sẽ đến nhà tháo lắp, đóng gói, vận chuyển đến tận nơi ở mới.
Có thể bạn quan tâm: Mẹo chuyển nhà đơn giản giúp tiết kiệm thời gian
Nơi ở ra riêng nên chọn như thế nào?
Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng mà bạn có thể cân nhắc:
- Vị trí địa lý: Nơi ở nên thuận tiện với các nhu cầu hàng ngày của bạn.
Ví dụ: gần chỗ làm, gần các tiện ích như siêu thị, bệnh viện, công viên, nhà hàng, và gần các tuyến giao thông công cộng.
- Cơ hội nghề nghiệp:
+ Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội phát triển nghề nghiệp mới, hãy xem xét nơi ở có ngành công nghiệp phù hợp với sự phát triển của bạn.
+ Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực cụ thể, hãy xem xét các khu vực có các công ty hoặc tổ chức liên quan.
- Hệ thống giáo dục: Nếu bạn có gia đình hoặc dự định có con cái trong tương lai, hệ thống giáo dục địa phương là một yếu tố quan trọng. Tìm hiểu về chất lượng các trường học, từ mẫu giáo đến trường phổ thông và đại học.
- An ninh và an toàn: Bảo đảm an ninh và an toàn là một yếu tố quan trọng. Quan tâm đến tình trạng an ninh của khu vực bạn quan tâm.
- Chi phí sinh hoạt: Xem xét khả năng tài chính của bạn và các yếu tố liên quan đến chi phí sinh hoạt như giá nhà, giá thuê, giá tiện ích và các khoản chi phí khác.
- Môi trường sống: Đánh giá môi trường sống tổng thể của khu vực, bao gồm chất lượng không khí, môi trường tự nhiên, và cơ sở hạ tầng.
Bí quyết làm quen cuộc sống mới khi ra ở riêng
Như đã nói, việc ra ở riêng sẽ chính là khởi đầu cho một cuộc sống mới mà bạn hoàn toàn làm chủ theo nghĩa đen. Những thói quen khi chung sống với bố mẹ nếu không phù hợp cần được loại bỏ. Lúc này, cả 2 vợ chồng, và kể cả bé nhỏ, cũng cần có nề nếp sinh hoạt mới. Cả gia đình có thể ngồi lại với nhau, phân chia công việc cho các thành viên.
Đồng thời, bạn cũng nên dành chút thời gian để tìm hiểu và khám phá nơi ở mới của mình. Một số địa điểm cần lưu ý là tiệm thuốc tây, chợ, bệnh viện, phòng khám, cây xăng, tiệm sửa xe, siêu thị… Đây đều là những dịch vụ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày.
Hãy luôn chủ động tiếp nhận cuộc sống mới theo cách mà bạn thấy thoải mái nhất. Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng tươi mới cùng rất nhiều động lực cho cuộc sống của mình.
Phân chia việc nhà rất quan trọng sau khi ở riêng
Có con nhỏ có nên ra riêng không? Bé bao nhiêu tuổi thì ra riêng được?
Một số gia đình trẻ muốn ra ở riêng nhưng lấn cấn chuyện con còn quá nhỏ. Do đó, cần phải cân nhắc thật kỹ thời điểm ra riêng để có thể đảm bảo mình có thể chu toàn được cho bé.
Nếu bé đến tuổi đi học hoặc bạn có thể thuê người giữ trẻ, bạn hoàn toàn có thể ra riêng khi thấy đủ điều kiện. Còn với một số gia đình không dư dả kinh tế, con trẻ còn phải nhờ ông bà coi sóc thì có thể đợi trẻ cứng cáp, đi học được rồi hãy ra riêng. Nếu công việc không xoay sở được, có thể chọn ra riêng gần ông bà để nhờ hỗ trợ khi cần.
Nói chung, tùy vào từng điều kiện riêng của mỗi người mà bạn sẽ có những chọn lựa phù hợp. Không có thời điểm nào là tốt nhất. Thời điểm tốt nhất là thời điểm mà bạn đã chuẩn bị đầy đủ các yếu tố ở riêng.
Xem xét các điều kiện chăm sóc tốt nhất cho trẻ khi quyết định ra riêng
Khó khăn khi ra ở riêng như thế nào?
Khi đã trưởng thành và lập gia đình, bạn đã có đầy đủ các yếu tố để ở riêng. Vì vậy, những khó khăn mà bạn phải đối mặt không phải là điều to tát. Chủ yếu là bạn cần bước ra vùng an toàn của mình. Trước đây, nhiều việc đã có người khác làm giúp. Bây giờ, bạn phải tự xoay sở tất cả. Bạn không thể ngủ nướng khi có một đống công việc đang chờ. Bạn có thể vì đi làm mà để quần áo bị ướt mưa. Hoặc có thể đón con muộn vì kẹt xe, vì không tan ca đúng giờ. Hay sẽ có một số khó khăn về kinh tế mà bạn không thể nhờ phụ giúp.
Khi ra ở riêng, thường phụ nữ sẽ là người vất vả hơn nhiều so với nam giới. Các công việc nhà không tên sẽ ngốn của bạn không ít thời gian. Chính vì vậy, sự quan tâm, sẻ chia, thậm chí là phân chia việc nhà khi ra riêng rất quan trọng. Cánh mày râu nên lưu ý để có thể chia sẻ khó khăn với người phụ nữ của mình. Nếu bạn cứ sống theo phong cách như khi ở với bố mẹ, thì mãi mãi chỉ là một chàng trai không chịu lớn. Lúc này, không khí gia đình sẽ rất căng thẳng, áp lực. Thực tế là có nhiều cặp vợ chồng sau khi ra riêng lại không thể hòa hợp với nhau, dẫn đến đổ vỡ đáng tiếc.
Với cuộc sống tự lập, các rắc rối này sẽ không là vấn đề. Quan trọng nhất là từ đây, gia đình bạn sẽ chính thức trở thành một gia đình độc lập tự chủ hoàn toàn. Bạn sẽ cảm thấy tình cảm vợ chồng khăng khít hơn, mỗi thành viên đều sẽ có trách nhiệm hơn với tổ ấm của mình. Và đây cũng chính là lý do mà hiện nay, rất nhiều phụ huynh hiện đại đều khuyến khích con cái ra riêng khi chúng lập gia đình.
Vợ chồng nên đồng lòng, hài hòa để tránh tình trạng cãi cọ khi ra ở riêng
Những câu hỏi thường gặp khi ra riêng
Nên ra riêng gần nơi bố mẹ sống hay cách xa?
Tùy vào hoàn cảnh gia đình của mỗi người, định hướng công việc của hai vợ chồng mà bạn sẽ có quyết định phù hợp. Nếu nhà neo người, bố mẹ già yếu, bạn có thể chọn ra riêng gần ông bà để thuận tiện chăm sóc.
Xử lý sự can thiệp quá sâu của bố mẹ sau khi ra riêng như thế nào?
Bạn cần khéo léo trong hòa giải và xử lý mối quan hệ với bố mẹ sau khi ra riêng. Nhiều người vẫn có tư tưởng can thiệp sâu vào đời sống gia đình con cái. Bạn cần mềm mỏng nhưng cứng rắn bày tỏ quan điểm của mình. Chỉ khi đó bạn mới có được sự tự chủ toàn diện cho cuộc sống.
Thời điểm nào ra riêng là tốt nhất?
Chỉ cần bạn chuẩn bị đủ tinh thần, tài chính, đã thông báo với bố mẹ thì hoàn toàn có thể ra riêng bất cứ lúc nào. Đừng đợi cuộc sống phát sinh mâu thuẫn mới ra riêng. Khi đó chắc chắn sẽ để lại những vết rạn cho các mối quan hệ.
Kết luận
Ra ở riêng là vấn đề muôn thuở. Mặc dù có nhiều kịch bản khác nhau về việc ra riêng, nhưng hầu hết các bạn trẻ đều thấy hài lòng khi tự tổ chức cuộc sống mới cho gia đình mình. Ở riêng sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để phát triển bản thân, có ý thức hơn về trách nhiệm với gia đình. Ở riêng cũng giúp bạn có được cuộc sống gia đình thoải mái và hạnh phúc nhất. Chúc bạn có được một hành trình ra riêng, tự do tự lo êm đẹp và như ý.
Xem thêm:
- Cơ hội việc làm khi sinh sống tại Đà Nẵng
- Có nên vào Sài Gòn lập nghiệp hay không?
Người phục vụ chuyển nhà, văn phòng tận tâm
Kiến Vàng HCM là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển với kinh nghiệm đã gần 10 năm tại tp Hồ Chí Minh. Phương châm “Kiến vàng uy tín, chất lượng quý hơn vàng”.