Với bất cứ doanh nghiệp nào, xây dựng được nền tảng văn hóa an toàn lao động rất quan trọng, điều này sẽ mang lại môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên.
Ngoài cơ sở vật chất và các chế độ đãi ngộ, an toàn lao động được xem là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cũng như môi trường làm việc của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế thì không có nhiều doanh nghiệp lại chú ý đến điều này.
Đảm bảo an toàn trong quá trình lao động là một trong những quyền và nghĩa vụ của người lao động. Về phần doanh nghiệp, tạo dựng được một môi trường an toàn sẽ là một nhân tố giữ chân nhân sự, đồng thời tạo nền tảng phát triển lâu dài.
Xây dựng văn hóa an toàn lao động trong doanh nghiệp
Mục lục
- Yếu tố nguy hiểm là gì?
- Môi trường làm việc nào chứa yếu tố nguy hiểm?
- Yếu tố nguy hiểm chỉ ảnh hưởng thể chất hay cả tinh thần?
- Yếu tố vô hình tác động đến sức khỏe người lao động thế nào?
- Hậu quả khi yếu tố nguy hiểm xảy ra
- Văn hóa an toàn là gì?
- Xây dựng văn hóa an toàn lao động: Vấn đề của bất cứ doanh nghiệp nào
- Vai trò của tập thể trong đảm bảo văn hóa an toàn lao động
- Vì sao nhiều doanh nghiệp chưa có văn hóa an toàn?
- Biện pháp đảm bảo an toàn lao động để tạo môi trường làm việc tốt nhất
- Về con người
- Về giải pháp cho từng môi trường làm việc
- Kết luận
Yếu tố nguy hiểm là gì?
Yếu tố nguy hiểm là vấn đề mà doanh nghiệp cần nhận diện để triển khai các kế hoạch an toàn lao động. Theo Điều 3 Luật số 84/2015, Bộ luật Lao động:
“Yếu tố nguy hiểm trong lao động là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động”.
Bên cạnh yếu tố nguy hiểm, còn có yếu tố gây hại. Đây là những yếu tố gây nên bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động. Với bất cứ một doanh nghiệp nào, đây cũng đều là những mối nguy hại cần đề phòng và giải trừ.
Môi trường làm việc nào chứa yếu tố nguy hiểm?
Hầu hết môi trường làm việc nào cũng có chứa các yếu tố nguy hiểm. Một số ví dụ điển hình:
Kho xưởng: Các dây chuyền sản xuất, bộ phận truyền động và chuyển động, sự chuyển động của bản thân máy móc. Nguồn nhiệt trong các lò nung, kim loại nóng chảy, nguồn nhiệt từ nấu ăn. Nguồn điện, vật rơi và đổ sập, nổ…
Văn phòng: Nguồn điện, cháy nổ, nguy cơ trượt té, nguy cơ bị ảnh hưởng cột sống, thị lực, tâm thần…
Các môi trường làm việc khác: Tùy vào từng môi trường làm việc sẽ có các mối nguy hiểm đặc thù. Các mối nguy hiểm có thể đến từ nhiều yếu tố như trang thiết bị, cơ sở vật chất, do vận hành công việc, do môi trường khách quan.
Yếu tố nguy hiểm chỉ ảnh hưởng thể chất hay cả tinh thần?
Cả hai. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, chỉ cần một môi trường lao động an toàn về mặt thể chất cho người lao động là đã hoàn thiện. Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố nguy hiểm tác động đến cả tinh thần của người lao động. Ví dụ như chấn thương tâm lý, bị bạo lực tinh thần, bị quấy rối….
Bạo lực tinh thần trong công sở có thể xảy ra giữa sếp và nhân viên. Hoặc là giữa các đồng nghiệp với nhau. Người lao động có thể vì muốn tiếp tục công việc mà chấp nhận những hành vi bạo lực của đối phương. Về lâu dài, có thể sẽ dẫn đến những tình trạng tồi tệ.
Nếu như yếu tố nguy hiểm về mặt thể xác đến từ tai nạn lao động, đến từ vấn đề trang thiết bị làm việc, thì yếu tố nguy hiểm về tinh thần lại mang sắc thái khác hẳn. Đó chính là những áp lực, quấy rối, kỳ thị, vu oan, cô lập, đố kỵ, vùi dập. Tâm lý nạn nhân sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Đối tượng bị bạo hành luôn cảm thấy mệt mỏi, sợ hãi và căng thẳng. Họ luôn lo sợ mỗi ngày đến công ty làm việc.
Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều doanh nghiệp, cả khối tư nhân và nhà nước. Nguyên nhân do môi trường làm việc ngày càng bị thu hẹp và cạnh tranh. Người lao động khó có cơ hội tìm kiếm việc làm mới. Từ đó, họ chấp nhận bị vùi dập để kiếm tiền. Và chắc chắn, những nỗi đau này còn nặng nề hơn nỗi đau do nguy hiểm thể chất gây nên.
Các yếu tố nguy hiểm, có hại điển hình gây tổn thương sức khỏe, tâm lý người lao động
Yếu tố vô hình tác động đến sức khỏe người lao động thế nào?
Các yếu tố không thấy được gây nguy hiểm nơi doanh nghiệp cũng rất đa dạng. Sẽ rất khó định lượng được chúng như các yếu tố như bụi, ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, vi khuẩn… Tất cả những yếu tố này đều sẽ có tác động đến sức khỏe theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Trong bất cứ môi trường làm việc nào cũng đều có những yếu tố khó lường. Những gì con người không thể kiểm soát được đều có thể xảy đến theo cách bất ngờ nhất. Nhẹ, chúng có thể gây thương tích xây xát ngoài da. Nặng, có thể tổn hại đến cả tính mạng.
Hậu quả khi yếu tố nguy hiểm xảy ra
Khi có yếu tố nguy hiểm xảy ra, tất nhiên môi trường làm việc không đảm bảo an toàn lao động. Lúc này, không chỉ người lao động bị ảnh hưởng, mà doanh nghiệp cũng bị tác động không nhỏ.
Những hậu quả có thể thấy được khi môi trường làm việc có các yếu tố nguy hiểm:
- Nguy hiểm cho người lao động: Người lao động có thể chịu các tổn thương về thể chất hay tinh thần. Các tác động này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý, cuộc sống của họ.
- Chậm tiến độ công việc. Ảnh hưởng đến tiến độ thi công, thời gian giao hàng, thời gian hoàn thành công việc. Doanh nghiệp phải tốn nhiều thời gian, tiền của để khắc phục hậu quả.
- Nguồn nhân sự bất ổn: Người lao động chính là người trực tiếp chịu tác động từ yếu tố nguy hiểm nơi làm việc. Có thể nói, an toàn lao động đóng vai trò mắt xích trong cỗ máy vận hành của một doanh nghiệp. Khi môi trường không đảm bảo an toàn, tỷ lệ biến động nhân sự cũng sẽ rất bất ổn.
- Ảnh hưởng hình ảnh doanh nghiệp: Rủi ro về sức khỏe người lao động sẽ khiến doanh nghiệp đánh mất hình ảnh. Dư luận rất bài xích cũng như có nhiều công kích với các doanh nghiệp không đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp cũng mất dần uy tín. Chỗ đứng trên thương trường và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mất an toàn lao động gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và cả uy tín doanh nghiệp
Văn hóa an toàn là gì?
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, yếu tố nguy hiểm là những yếu tố khách quan khó kiểm soát được. Nói đúng hơn, nó chính là rủi ro trong quá trình lao động. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có được văn hóa an toàn chuẩn mực thì các vấn đề rủi ro đều có thể được giảm thiểu đáng kể.
Xây dựng văn hóa an toàn lao động: Vấn đề của bất cứ doanh nghiệp nào
Các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hiện nay đều có bộ phận chuyên trách về vấn đề an toàn lao động. Người có nhiệm vụ tư vấn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, an toàn lao động và môi trường là HSE ( Viết tắt của từ Health- safety – Environment).
HSE có nhiệm vụ đốc thúc, nhắc nhở, đảm bảo an toàn lao động cho nhân viên trong lúc làm việc. Họ sẽ đôn đốc các nhân viên nắm được các luật, các quy định về an toàn, hướng dẫn chi tiết vấn đề bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động.
Xây dựng văn hóa an toàn không chỉ nằm trong khuôn khổ văn hóa doanh nghiệp. Nhà nước đều có những điều luật, hướng dẫn và quy định để đảm bảo vấn đề này trong doanh nghiệp. Theo đó, vấn đề an toàn lao động cần được các doanh nghiệp đảm bảo để:
- Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để người lao động làm việc, cũng như thực hiện các biện pháp an toàn. Nếu môi trường hiện tại không đảm bảo an toàn, xuống cấp, người lãnh đạo nên cân nhắc nâng cấp hoặc chuyển kho xưởng, chuyển văn phòng đến một địa điểm tốt hơn.
Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong những ngành có nguy cơ lao về tai nạn, về tai nạn nghề nghiệp. - Hỗ trợ huấn luyện an toàn lao động cho các cá nhân làm việc thời vụ.
- Phát triển nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nhiên. Xây dựng cơ chế đóng bảo hiểm và hưởng quyền lợi bảo hiểm linh hoạt cho người lao động.
Vấn đề an toàn lao động được triển khai từ cấp quản lý đến nhân viên. Nếu không có HSE, bộ phận hành chính sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo các quy định về an toàn. Hoặc thậm chí, tìm công ty huấn luyện về an toàn lao động để phổ cập cho doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng văn hóa an toàn
Vai trò của tập thể trong đảm bảo văn hóa an toàn lao động
Văn hóa an toàn chỉ được thực hiện khi tất cả tập thể trong doanh nghiệp đều có ý thức về vấn đề này. Khi mỗi người phát hiện các yếu tố nguy hiểm, cần lên tiếng cảnh báo cũng như cùng nhau tìm giải pháp xử lý yếu tố nguy hiểm đó. Đồng thời, mỗi cá nhân trong tập thể phải luôn ý thức, nhắc nhở nhau về vấn đề an toàn lao động.
Khi cấp trên đưa ra các điều khoản về an toàn, cả tập thể đều cần phải tham gia tập huấn, nắm vững các điều khoản, hướng dẫn. Như vậy mới gọi là văn hóa an toàn.
Khi nhận thấy có các nguy cơ tai nạn lao động đe dọa tính mạng, sức khỏe hoặc tinh thần, người lao động nên từ chối công việc, hoặc từ bỏ nơi làm việc. Tập thể người lao động chỉ nên tiếp tục làm việc khi bộ phận phụ trách an toàn trong doanh nghiệp đã tiếp nhận thông tin và xử lý yêu cầu.
Thực tế cho thấy, phần lớn các tai nạn lao động xảy ra đều do con người. Do đó, việc phòng chống các yếu tố nguy hiểm đều cần bắt đầu từ ý thức của cá nhân, tập thể. Ý thức bảo vệ mình, chấp hành nội quy, làm việc cẩn trọng… Điều này sẽ từng bước xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, ổn định, thoải mái và đặc biệt là an toàn.
Sức mạnh tập thể sẽ tạo nền tảng cho văn hóa an toàn được thiết lập và ứng dụng
Vì sao nhiều doanh nghiệp chưa có văn hóa an toàn?
Có rất nhiều doanh nghiệp huấn luyện an toàn chỉ mang tính hình thức. Họ chỉ thực hiện một lần rồi sau đó không lặp lại. Điều này cũng tựa như việc họ chỉ làm cho đủ quy trình thủ tục, thờ ơ với chính sức khỏe người lao động.
Văn hóa an toàn ở nhiều công ty vẫn còn lỏng lẻo có thể đến từ nhiều yếu tố:
- Xem nhẹ các yếu tố nguy hiểm, cho rằng môi trường làm việc khá an toàn. Đặc biệt là khối văn phòng.
- Người đứng đầu doanh nghiệp không thực sự chú trọng đến vấn đề an toàn. Họ bỏ qua phúc lợi nhân viên, ít chú ý đến việc tạo dựng môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động.
- Vấn đề chi phí: Ngoài nhân sự đảm bảo an toàn, nhiều doanh nghiệp còn e ngại vấn đề chi phí đào tạo và tư vấn về các chuẩn an toàn. Họ cảm thấy khoản chi phí này quá nhiều, ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Tùy vào quy mô doanh nghiệp, chi phí đảm bảo an toàn lao động cũng khác nhau. Chi phí này cần cho các hạng mục công việc sau:
- Chi phí lập kế hoạch, biện pháp kỹ thuật an toàn
- Chi phí tuyên truyền, thông tin, huấn luyện an toàn lao động
- Chi phí phương tiện bảo vệ cá nhân, cấp dụng cụ cho người lao động
- Chi phí phòng chống yếu tố nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động
- Chi phí ứng phó các sự cố gây mất an toàn cũng như chi phí xử lý các tình trạng khẩn cấp.
Bỏ ra chi phí trước mắt nhưng về lâu dài xây dựng được môi trường làm việc an toàn
Biện pháp đảm bảo an toàn lao động để tạo môi trường làm việc tốt nhất
Một môi trường làm việc an toàn được xem là tiêu chuẩn của các doanh nghiệp hiện đại. Không chỉ vấn đề lương bổng và phúc lợi, người lao động cũng cần có một nơi làm việc có thể đảm bảo tối đa an toàn sức khỏe, tính mạng, tâm thần của mình. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch và xây dựng giải pháp đảm bảo an toàn lao động chỉn chu, hợp lý và khoa học nhất:
Về con người
Với cấp lãnh đạo, quản lý:
- Tạo điều kiện xây dựng văn hóa an toàn trong doanh nghiệp.
- Huấn luyện, giám sát, tuyên truyền phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Thiết lập hệ thống nhân sự chuyên trách vấn đề an toàn.
- Thực hiện liên kết với các công ty hướng dẫn an toàn để training lại cho người lao động.
Về người lao động:
- Nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ đảm bảo vệ sinh an toàn lao động
- Nâng cao ý thức an toàn cho bản thân, cho đồng nghiệp.
- Kịp thời phát hiện các nguy cơ nguy hiểm và thông báo lẫn nhau và cho lãnh đạo.
- Tích cực tham gia các khóa huấn luyện an toàn, đảm bảo đồng lòng cùng doanh nghiệp xây dựng văn hóa an toàn vững chắc nhất.
Lãnh đạo và người lao động đều cần chung tay xây dựng văn hóa an toàn
Về giải pháp cho từng môi trường làm việc
Kho xưởng, nhà máy sản xuất: Kiểm tra chặt chẽ 5 yếu tố nguy hiểm phổ biến: Vật thể rơi, tiếp xúc hóa chất, cháy nổ, điện, té ngã. Xây dựng hệ thống phòng cháy chữa cháy. Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ máy móc, hệ thống sản xuất thi công.
Văn phòng: Đảm bảo xây dựng môi trường công sở lành mạnh, hạn chế tối đa tình trạng bạo lực, quấy rối. Xem xét vấn đề an toàn điện, an toàn cháy nổ, vấn đề nguy hiểm do sàn nhà, hỏa hoạn..
Các môi trường khác: Xem xét và đưa ra biện pháp hạn chế các yếu tố nguy hiểm tác động đến người lao động theo từng môi trường làm việc cụ thể: Ngạt hơi, đuối nước, chấn thương do va chạm giao thông, bị tấn công bởi động vật…
Kết luận
Có thể thấy, vấn đề an toàn lao động là rất cần thiết với từng doanh nghiệp, dù hoạt động trong lĩnh vực gì. Tuy nhiên trên thực tế lại không có nhiều đơn vị thực sự chú trọng đến vấn đề này. Đã đến lúc người lao động và doanh nghiệp cùng đồng lòng, xây dựng môi trường làm việc với văn hóa an toàn chuẩn mực. Từ đó, mới có thể đảm bảo tạo nên một môi trường làm việc ngày càng ổn định, phát triển.
Người phục vụ chuyển nhà, văn phòng tận tâm
Kiến Vàng HCM là đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển với kinh nghiệm đã gần 10 năm tại tp Hồ Chí Minh. Phương châm “Kiến vàng uy tín, chất lượng quý hơn vàng”.