Chuẩn bị tâm lý ra ở riêng giúp vợ chồng trẻ có được sự chuẩn bị tốt nhất về tâm lý, các thành viên trong gia đình cũng trở nên thoải mái hơn về vấn đề này.
Cuộc sống sau hôn nhân tiềm ẩn nhiều vấn đề và không biết cách dung hòa có thể dẫn đến những xung đột lớn. Do đó, ở riêng và chuẩn bị tâm lý ra ở riêng là điều rất quan trọng với các cặp vợ chồng trẻ. Bạn đang muốn ra riêng nhưng còn lo lắng nhiều vấn đề? Hãy để KienVangCompany tư vấn một vài bí quyết đơn giản dưới đây.
Mục lục
- Lợi ích của việc chuẩn bị tâm lý cho việc ra ở riêng
- Các cặp vợ chồng trẻ thường lo lắng gì khi ra ở riêng?
- Làm thế nào để xử lý cảm xúc bản thân trước khi ra ở riêng?
- Cách giảm lo lắng và áp lực khi ra ở riêng
- Chuẩn bị tâm lý cho các thành viên trong gia đình về quyết định ra ở riêng như thế nào?
- Một số giải pháp chuẩn bị tâm lý cho các tình huống khẩn cấp
- Nên có tâm lý thế nào với hàng xóm mới, nơi ở mới?
Lợi ích của việc chuẩn bị tâm lý cho việc ra ở riêng
Ra ở riêng không chỉ đơn thuần là việc của vợ chồng trẻ. Đó còn là vấn đề của cả gia đình. Do đó, việc chuẩn bị tâm lý rất quan trọng. Khi đã sẵn sàng tâm lý, bạn sẽ giảm tải được các áp lực khi ra riêng. Một số lợi ích rất rõ ràng của việc chuẩn bị tâm lý khi ra riêng là:
- Bắt đầu kế hoạch ở riêng thuận lợi, tư tưởng thoải mái, không nặng nề hay buồn phiền
- Có được nguồn năng lượng tích cực nhất cho việc ra ở riêng. Nên nhớ, ra riêng là để xây dựng cuộc sống mới với một gia đình trọn vẹn đúng nghĩa. Chứ không phải bạn cố tình ra riêng để chứng tỏ bản thân hay vì sợ người khác dị nghị là ăn bám bố mẹ.
- Các thành viên trong gia đình khi được chuẩn bị tâm lý cũng sẽ cởi mở hơn. Từ đó, sẽ có sự hỗ trợ nhất định cho hai vợ chồng trong hành trình ra riêng.
- Bạn có thể có thời gian chuẩn bị tài chính, chuẩn bị chỗ ở và các công việc cần thiết khác khi ra riêng.
- Bạn sẽ được sống cuộc sống của riêng mình, hoàn toàn tự chủ và tự lo mọi thứ.
Dân gian có câu “Tư tưởng không thông, vác bình đông cũng nặng”. Việc chuẩn bị tâm lý chính là để giải tỏa được sức nặng này. Gia đình sẽ không cảm thấy “shock”, bản thân vợ chồng cũng không cảm thấy quá lạc lõng, cô đơn hay cảm thấy đang phải gồng gánh quá nhiều trách nhiệm, công việc.
Bạn hãy luôn nhớ, ra riêng là điều nên làm trong xã hội hiện đại. Đây không chỉ là cơ hội để cả hai xây dựng một gia đình nhỏ đúng nghĩa. Nó còn là cơ hội để bạn phát triển và trưởng thành. Khi chuẩn bị tâm lý cho việc ra ở riêng chú đáo, bạn sẽ có một trải nghiệm cuộc sống tự chủ, “tự do tự lo” thành công như ý.
Các cặp vợ chồng trẻ thường lo lắng gì khi ra ở riêng?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến quyết định ra ở riêng. Mỹ mãn nhất chính là ra riêng trong bối cảnh hòa bình, đừng để va chạm cách sống giữa các thế hệ mới ra riêng để rồi cả hai phía đều cảm thấy tiêu cực.
Trong quá trình chuẩn bị ra riêng, đa phần các cặp vợ chồng trẻ thường lo lắng các vấn đề sau đây”
- Lo lắng sự phản đối từ gia đình: Bố mẹ luôn có tâm lý bao bọc con cái, nhiều gia đình sẽ khó đồng thuận việc vợ chồng trẻ ra riêng.
- Lo lắng hàng xóm, người thân dị nghị: Đây cũng là một nỗi lo phổ biến khi nhiều bạn trẻ sợ hàng xóm, người thân dị nghị: Chắc có mâu thuẫn gì mới ra riêng, chắc gia đình có vấn đề, bất hiếu dọn ra riêng không ở chung phụng dưỡng bố mẹ…
- Lo lắng về việc không có người hỗ trợ chăm con: Ra riêng đồng nghĩa với việc phải tự lo mọi thứ và không nhận được sự hỗ trợ chăm sóc con cái từ ông bà. Do đó, nếu không giải quyết được vấn đề con cái cũng là điều rất mệt mỏi.
- Lo lắng về tài chính: Không phải ai cũng có nhà cửa sẵn để ra riêng. Nhiều cặp vợ chồng phải ở thuê, tốn tiền thuê nhà. Bên cạnh đó còn tốn kém nhiều chi phí ăn uống, sinh hoạt… Sẽ không còn được “xông xênh” tài chính như khi ở chung và được bố mẹ hỗ trợ.
Làm thế nào để xử lý cảm xúc bản thân trước khi ra ở riêng?
Đối diện với nhiều thách thức và khó khăn, trước khi ra ở riêng mỗi người cũng phải xử lý được cảm xúc của mình. Dưới đây là một số giải pháp để bạn quản trị cảm xúc bản thân hiệu quả nhất:
- Viết ra giấy những lợi ích và bất cập của việc ra ở riêng. Các vấn đề nào bạn sẽ tự lo? Bạn cần đối diện với các công việc gì? Cần xử lý những gì và cách xử lý, trình tự xử lý ra sao…
- Bạn đang lo lắng điều gì? Tâm trạng này xuất phát do đâu? Làm thế nào để kiểm soát chúng. Ví dụ bạn lo lắng người thân dị nghị bất hiếu nên mới dọn ra riêng, bạn cảm thấy điều này đúng hay không, có cần thiết phải quan tâm đến các lời đồn thổi này không?
Chỉ khi nào nhận diện được cảm xúc bản thân thì bạn mới có thể vững tin chuyện ra riêng của mình là chính đáng và cần thiết. Đặc biệt với những gia đình con một, việc ra riêng có thể sẽ khó khăn hơn nhiều, áp lực tâm lý hơn nhiều so với những gia đình đông con cái.
Cách giảm lo lắng và áp lực khi ra ở riêng
Chuẩn bị tâm lý cho việc ra ở riêng không nằm ngoài mục đích để giảm bớt lo lắng và áp lực cho quá trình này. Tùy vấn đề cụ thể, mỗi người sẽ có giải pháp cho riêng mình. Nhưng chung quy lại thì các vấn đề sẽ gói gọn trong những giải pháp dưới đây:
- Thiết lập mục tiêu cá nhân cho việc ở riêng. Bạn nên lập mục tiêu theo công thức SMART: S- Đơn giản, hợp lý và cụ thể. M: Có thể đo lường được. A: Thực thế và khả thi. R: Liên quan với tình hình chung. T: Thời hạn. Tuân thủ theo nguyên tắc này sẽ giúp bạn vừa có thể ổn định tâm lý vừa có thể chuẩn bị mọi thứ chu toàn nhất cho việc ra ở riêng.
- Đánh giá tình hình tài chính của gia đình để xem tương lai cần phải đối diện thế nào. Lên kế hoạch cho các chi tiêu và hoạch định xem chúng có phù hợp với tổng thu nhập của hai vợ chồng không.
- Lựa chọn nơi ở phù hợp, có thể gần bố mẹ để thuận tiện thăm nom. Hoặc ưu tiên chỗ ở gần trường học của con, thuận đường cho hai vợ chồng đi làm.
Một kế hoạch ra ở riêng tốt sẽ giúp bạn giảm thiểu được lo lắng. Không những thế, quá trình ra riêng cũng sẽ thuận lợi hơn. Nhờ đo lường trước các tình huống mà hai vợ chồng có thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Từ đó, việc ra riêng càng sẽ mang lại nhiều niềm vui và năng lượng tích cực.
Chuẩn bị tâm lý cho các thành viên trong gia đình về quyết định ra ở riêng như thế nào?
Không chỉ chuẩn bị tâm lý cho việc ra ở riêng với bản thân, bạn cũng cần chuẩn bị tâm lý cho các thành viên trong gia đình. Mục tiêu cuối cùng là để việc ra ở riêng là một “sự kiện vui vẻ”, tất cả các thành viên đều có sự đồng thuận, chấp nhận với tâm trạng thoải mái nhất.
- Với cha mẹ: Hai vợ chồng trẻ nên trực tiếp nói chuyện với bố mẹ về kế hoạch ra ở riêng. Nên chia sẻ về mục tiêu, suy nghĩ cũng như cam kết sẽ về thăm ông bà thường xuyên, để ông bà không cảm thấy bị bỏ rơi, bị cô lập… Với các gia đình có con nhỏ thì nhiều ông bà vì thương cháu mà sẽ khó chấp nhận được điều này.
- Thảo luận với vợ/chồng, con cái về kế hoạch ra ở riêng và hỏi dò ý kiến mọi người. Sau đó, cùng thống nhất thảo luận về các vấn đề khi ra riêng để ai cũng sẵn sàng với tâm trạng hào hứng nhất.
- Nếu gia đình có trẻ nhỏ, hãy lên phương án để trẻ cảm thấy thoải mái nhất ở nơi ở mới. Hãy duy trì một số thói quen của trẻ khi ở nhà cũ. Đến nơi mới, hãy thường xuyên trò chuyện với con, cùng con chơi, cùng con tìm hiểu về nơi ở mới và làm quen với môi trường xung quanh. Nên thường xuyên cho trẻ về thăm ông bà để trẻ không nhớ ông bà và cảm nhận được cuộc sống ở riêng nhưng tình cảm gia đình vẫn cần giữ vững.
Một số giải pháp chuẩn bị tâm lý cho các tình huống khẩn cấp
Cuộc sống ra riêng cần đối mặt với các vấn đề “cơm áo gạo tiền”. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chuẩn bị tâm lý để đối phó với các tình huống khẩn cấp trong cuộc sống. Đó có thể là rủi ro mất trộm, rủi ro hết tiền, rủi ro an ninh, rủi ro hỏa hoạn…
Nên tìm hiểu qua về đặc điểm nơi ở mới và các điều kiện phòng cháy chữa cháy để có ứng phó kịp thời. Bạn cũng cần lưu các thông tin quan trọng như số điện thoại công an khu vực, số cứu thương, cứu hỏa, vài số điện thoại hàng xóm… Để nhờ hỗ trợ khi cần thiết.
Nên có tâm lý thế nào với hàng xóm mới, nơi ở mới?
Và cuối cùng chính là mối quan hệ với hàng xóm mới khi ra ở riêng. Dù sống ở đâu, các mối quan hệ làng xóm cũng quan trọng. Hãy đến chào hỏi mọi người khi dọn đến, đồng thời duy trì mối quan hệ hảo hữu nhưng cũng không cần quá thân thiết với họ.
Tốt nhất, chỉ nên quan hệ xã giao và dần dần theo thời gian, khi đã sống đủ lâu và hiểu được tính cách những hàng xóm quanh mình thì mới có sự chọn lọc thân thiết hay vừa phải.